vien

PHẦN 3: LỢI HAY HẠI KHI CHÚNG TA TRÌ HOÃN TRONG HỌC TẬP

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về những yếu tố tác động đến trì hoãn trong học tập, phần hôm nay chúng ta sẽ xem xét đến những hệ quả của trì hoãn trong học tập trên hai phương diện là chất lượng học tập và đời sống tinh thần.

Đầu tiên chúng ta sẽ bàn đến những hệ quả liên quan đến chất lượng học tập. Sự trì hoãn trong học tập gây rối loạn kết quả học tập (Madhan & cộng sự, 2012), điểm trung bình thấp, 25 có những hành vi học tập không trung thực như gian lận (Ellis & Knaus, 1977; Harriott & Ferrari, 1996; Roig & De Tommaso, 1995; Solomon & Rothblum, 1984; Wesley, 1994), trễ hạn làm bài tập hoặc thực hiện các nhiệm vụ (Clark & Hill, 1994; Tice & Baumeister, 1997; Van Eerde, 2003). Trì hoãn trong học tập còn dẫn đến nhồi nhét kiến thức (Jeassen, 2015). Một số nghiên cứu cho thấy những người trì hoãn thấp có kết quả học tập tốt hơn so với những người trì hoãn cao ((Hasan, Bozkurt & Zawacki, 2021).

Qua đó ta có thể thấy rằng, trì hoãn trong học tập mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong chất lượng công việc – học tập.

Tương tự đối với đời sống tinh thần, trì hoãn trong học tập không chỉ dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như căng thẳng, giảm sức khỏe tâm lý (Van Erede, 2003) mà cả thói quen ăn uống cũng bị thay đổi (Sichan He, 2017; Solomon & Rothblum, 1984). Tuy nhiên, sự tác động của nó đến đời sống tinh thần sẽ tùy vào thời điểm của năm học. Cụ thể hơn, đầu học kì sự trì hoãn có thể giúp ta giảm căng thẳng nhưng về đến cuối kì thì nhiệm vụ học tập dồn lại sẽ dẫn đến cá nhân có mức độ căng thẳng cao và bệnh nhiều hơn.

Trì hoãn học tập còn làm tăng trầm cảm (Solomon & Rothblum, 1984; Mohammadi & cộng sự, 2017), lo lắng và lo âu xã hội (Rothblum & cộng sự, 1986; Stöber & Joormann, 2001; Mohammadi Bytamar & cộng sự, 2017), cảm giác tội lỗi (Pychyl & cộng sự, 2000), chứng loạn thần kinh (Watson, 2001), có những suy nghĩ phi lý trí (Bridges & Roig, 1997), và lòng tự trọng thấp (Ferrari, 2000).

Từ những thông tin trên, ta có thể hình dung được sự ảnh hưởng của việc trì hoãn trong học tập đối với chúng ta như thế nào. Qua đây chúng ta cũng thấy rằng, việc tìm ra những chiến lược hoặc phương pháp học tập là điều vô cùng cần thiết để chúng ta giảm thiểu được hành vi trì hoãn của mình.