vien

CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT

CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ –

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT

(Hướng dẫn của phòng Khảo thí và ĐBCL)

  1. Văn bản pháp lý
  • Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
  • Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 18/2018.
  • Công văn 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.
  1. Công tác chuẩn bị
  • Triển khai Thông tư, quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
  • Tổ chức tập huấn, nghe báo cáo về hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng.
  • Thống kê các công việc cần thực hiện cho công tác tự đánh giá.
  • Rà soát các hoạt động của Nhà trường theo các tiêu chí, tiêu chuẩn.
  • Thống nhất thời gian thực hiện tự đánh giá Nhà trường trong BGH.
  • Thành lập Hội đồng, đề xuất tổ tư vấn cho công tác tự đánh giá.
  • Xây dựng dự thảo kế hoạch Tự đánh giá, thảo luận thông qua KH tự đánh giá; Dự trù kinh phí thực hiện.
  • Thành lập các tổ công tác, tập huấn kỹ thuật cho các tổ công tác.
  1. Tiến hành tự đánh giá
  • Các tổ công tác phân tích nội hàm các tiêu chí, tiêu chuẩn; thu thập thông tin, minh chứng; phân loại minh chứng.
  • Mã hóa minh chứng; Hoàn thiện các phiếu đánh giá tiêu chí
  • Xin ý kiến Hội đồng về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thu thập minh chứng; Điều chỉnh kế hoạch chi tiết của quá trình tự đánh giá (nếu cần thiết)
  • Viết dự thảo báo cáo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn.
  • Xin ý kiến Hội đồng về báo cáo lần 1.
  • Chỉnh sửa báo cáo theo góp ý của Hội đồng.
  • Kiểm tra đối chiếu thông tin, minh chứng được sử dụng trong báo cáo.
  • Bổ sung thông tin minh chứng (nếu cần theo yêu cầu của báo cáo).
  • Góp ý, chỉnh sửa báo cáo lần 2.
  • Xin ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên toàn trường.
  • Chỉnh sửa báo cáo lần 3.
  • Lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của Hội đồng về Báo cáo sau khi đã chỉnh sửa lần 3.
  • Chỉnh sửa báo cáo lần 4.
  • Họp Hội đồng và toàn thể Nhà trường để thảo luận và công bố thông qua dự thảo Báo cáo (đã chỉnh sửa lần 4).
  • Chỉnh sửa báo cáo lần 5.
  • In ấn và nộp báo cáo tự đánh giá.