vien

Tinh thần ham học hỏi - 11CV NK.19-22

Bài viết:

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói rằng: “Đến khi nào bạn làm toán chỉ vì yêu thích chứ không phải vì chứng tỏ một điều gì”-ông yêu thích môn toán, giải toán và nghiên cứu như niềm vui của ông; để nói lên tinh thần ham học hỏi trong mỗi người chúng ta. Cũng như nhà thơ người Ba Lan- Wisslawa Szymborska từng viết trong diễn từ Nobel của mình năm 1996 đã nói lên tinh thần ấy thông qua Issac Newton và Marie Curie-người đồng hương của ông.

Khi bạn luôn tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình: về các định lý, định luật đã có trong thế giới này hay luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” cho các sự việc xảy ra trên thế giới này. Đó chính là tinh thần học hỏi của bạn đấy. Tinh thần ấy chỉ có khi bạn yêu thích một lĩnh vực hay có sự tò mò về thế giới này mà thôi. Hãy thử nghĩ rằng nếu mọi người trên thế giới này đều chỉ sống theo cách “đó là lẽ dĩ nhiên” thì có lẽ thế giới này bây giờ sẽ không có những thiết bị hiện đại, tối tân. Nền giáo dục cũng sẽ không có những định luật như Vạn vật hấp dẫn của Issac Newton trong lình vực vật lý hay chất phóng xạ-một phát minh lớn của loài người-của Marie Curie trong hóa học.

Tinh thần ham học hỏi là quá trình tiếp thu kiến thức không có sự kết thúc của con người. Luôn đặt câu hỏi cho bản thân và tìm mọi cách để trả lời chúng, câu trả lời cho những vấn đề khó có thể sẽ luôn là “Tôi không biết”. Cũng vì ba từ ấy mà Issac Newton đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao trái táo khi rớt lại hướng xuống?”. Lần đầu tiên khi nghe câu chuyện này có lẽ ai cũng cảm thấy thật câu hỏi thật “lạ”. Nhưng nếu ông không đặt ra câu hỏi ấy, liệu ông có trở thành một nhà vật lí học vĩ đại, được mọi người nhớ đến qua hàng chục năm hay không?

Tinh thần ham học là điều cần có ở mỗi người. Đã có người từng nói rằng hãy nhìn đời bằng cặp mắt của trẻ con. Đối với trẻ con, mọi thứ với chúng đều xa lạ và mới mẻ. Chúng luôn đặt các câu hỏi cho người lớn đến khi nào tìm được đáp án cho câu hỏi của bản thân mới thôi. Hành động ấy của chúng chính là quá trình tìm kiếm và tiếp thu kiến thức. Và khi nhận đuốc đáp án, chúng sẽ cảm thấy thích thú với thế giới này hơn. Vậy ta hãy thử sống như vậy xem, đừng cho mọi thứ là đương nhiên mà đánh mất “sự thật” nằm sâu bên trong sự việc ấy. Như nhà bác học Thomas Edison-người phát minh ra hàng loạt đồ vật có ích cho ngày nay. Thời ấy, để thắp sáng vào ban đêm, người ta sử dụng đèn dầu. Tưởng chừng như đó đã là loại nguồn sáng sáng nhất vào thời điểm ấy thì Edison lại là người cho rằng để đốt được đèn dầu cần nhiều bước để chuẩn bị và nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Không bằng lòng với hiện tại, ông đã bắt đầu tìm kiếm một loại đèn khác thắp sáng nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mọi người. Trên hành trình tìm kiếm ấy, ông đã thất bại hơn trăm lần nhưng vẫn không từ bỏ. Cuối cùng, ông cũng phát minh ra đèn sợi tóc-một phát minh vĩ đại, làm tiền đề cho sự phát triển xã hội sau này. Từ đó, ta thấy rằng việc nhìn mọi thứ xung quanh bằng đôi mắt khác sẽ giúp ta tìm được những điều mới mẻ trong cuộc sống.

Để có được tính ham học hỏi thì đầu tiên ta phải là người kiên trì. Vì tìm câu trả lời cho những việc mới mẻ sẽ tốn nhiều thời gian. Nếu chúng ta không có lòng kiên trì thì chỉ nhìn đời bằng đôi mắt trẻ em là chưa đủ. Như nhà toán học Pytago, để chứng minh định luật của chính mình ông đã phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Những hàng xóm xung quanh sau khi thấy ông thất bại quá nhiều lần đã khuyên ông nên từ bỏ. Nhưng ông vẫn tin vào suy nghĩ của mình. Và rồi ông đã chứng minh được điều ấy-trở thành nhà toán học nổi tiếng trên thế giới. Kiến trì và sự tìm tòi sáng tạo phải luôn song hành cùng nhau. Có như vậy thì ta mới đạt được thành công trong cuộc sống.

Việc học tập, tìm tòi và sáng tạo luôn cần phải thực hiện. Khi ta lớn, có được những tấm bằng hay tốt nghiệp ra trường thì ta đã đủ kiến thức cho cuộc sống này-ý nghĩ như vậy là sai. Việc học là việc cần diễn ra suốt đời, kiến thức mà ta biết được chỉ nhue một hạt cát trong sa mạc mênh mông, một giọt nước trong đại dương rộng lớn. Để đạt được thành công thì ta càng cần phải trao dồi thêm kiến thức ở nhiều lình vực khác nhau cho bản thân mình.

 

Bên cạnh đó, ta cũng phê phán những người luôn tự cao tự đại, cho bản thân mình là giỏi mà không chịu tiếp thi thêm những kiến thức mới. Thế giới ngày nay càng thay đổi nhanh chóng bởi các phát minh công nghệ hiện đại. Vì thế những ai có tư tưởng ấy sẽ dần trở thành người lạc hậu mà thôi. Cũng nhue Bác Hồ từng nói: “...Ai không học là lùi”

Bản thân em cũng đã sáng tạo trong cách học của mình, chính vì vậy mà càng khiến việc học trở nên thú vị hơn. Khi gặp bài khó, em vẫn ngồi suy nghĩ theo những cách khác nhau. Và khi em tìm ra được kết quả theo một cách khác, em cảm thấy rất vui. Chỉ những việc nhỏ như vậy nhưng lại rất khó cho những ai luôn đi theo khuôn mẫu rồi trách rằng cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt.

Qua bài viết của Wislawa Szyborska, ta đã thấy được tầm quan trọng của việc luôn tìm tòi sáng tạo, tinh thần ham học hỏi. Nếu ta làm tốt việc ấy, ta có thể thay đổi cả thế giới theo chiều hướng tích cực hơn. Hiện nay, mọi vật dụng trên thế giới đều đầy đủ, nhưng đừng vì vậy mà ta ngưng tìm tòi sáng tạo, hãy biến chúng trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống. Có như vậy thì cuộc sống của nhân loại mới ngày càng phát triển, sống xanh với môi trường.